Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Trong bài viết này, HEALTHY CT đã tổng hợp và chia sẻ thiếu kẽm gây bệnh gì? 10 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm.
Nội Dung
Vì sao cần bổ sung kẽm hằng ngày
- Giảm cân không giải thích được.
- Vết thương lâu lành.
- Thiếu tỉnh táo và khó tập trung.
- Giảm khứu giác và vị giác.
- Ăn không ngon.
- Bị tiêu chảy.
- Hệ thống miễn dịch kẽm.
- Rụng tóc nhiều.
- Rối loạn chức năng sinh dục.
Tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở những người đột biết gen. Trẻ đang bú mẹ mà mẹ không đủ kẽm, người nghiện rượu hay những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch…
Bạn có thể thấy thiếu kẽm ảnh hưởng nhiều đến cơ thể. Từ những điều này có thể tìm ra một số dấu hiệu của người thiếu kẽm dưới đây.
10 dấu hiệu thiếu kẽm quan trọng
Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có thể bị thiếu kẽm do nhu cầu kẽm của thai nhi cao. Việc cho con bú cũng có thể làm cạn kiệt kẽm dự trữ của mẹ. Bởi vậy đối với phụ nữ có thai và cho con bú cần một lượng kẽm cao hơn bình thường.
Biểu hiện phụ nữ có thai và cho con bú thiếu kẽm gây: mệt mỏi kéo dài, suy nhược, suy giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, da khô và chậm lành vết thương.
Vết thương lâu lành
Sụt cân nhanh
Kẽm làm tăng sự hấp thu chất béo, đảm bảo cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả. Thiếu kẽm khiến cơ thể cảm thấy ăn không ngon miệng, suy giảm vị giác.
Ngoài ra, kẽm tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất. Nó cần thiết cho sự sản xuất insulin và điều tiết đường huyết. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến sự mất cân nhanh chóng và suy dinh dưỡng nếu không được xử lý kịp thời.
Tóc thô xơ dễ rụng và móng dễ gãy
Kẽm giúp duy trì khỏe mạnh và độ bóng của tóc bằng cách tham gia vào tổng hợp collagen và protein keratin. Đây là hai thành phần chính của tóc và móng. Thiếu kẽm dẫn đến tóc khô xơ, yếu và dễ rụng, đồng thời làm mỏng và dễ gãy móng.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất keratin, thành phần chủ yếu của móng tay. Thiếu kẽm làm giảm sự đàn hồi của móng và làm suy yếu cấu trúc. Nó dẫn đến các vấn đề như móng khô, nứt nẻ và dễ gãy.
Thị lực suy giảm
Thiếu kẽm ảnh hưởng đến thị lực do vai trò quan trọng của kẽm trong quá trình chuyển hóa vitamin A. Nó cần thiết cho sự hoạt động của võng mạc và mạng lưới thần kinh thị giác.
Thiếu kẽm có thể dẫn đến mắt khô, kích ứng và giảm khả năng nhìn vào ban đêm. Ngoài ra, kẽm cũng hỗ trợ hệ miễn dịch mắt chống lại các bệnh nhiễm trùng và bảo vệ mô mắt. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của kẽm trong duy trì sức khỏe thị lực.
Cơ thể dễ bị lạnh
Thiếu kẽm có thể làm giảm chức năng của tuyến giáp. Nó làm chậm quá trình sản xuất nhiệt và gây ra các vấn đề liên quan đến chuyển hóa năng lượng. Điều này có thể dẫn đến cảm giác lạnh toàn thân hơn so với người bình thường. Đặc biệt là ở các khu vực cơ thể nhạy cảm như tay, chân và ngón tay.
Người nghiện rượu
Rượu làm giảm khả năng hấp thu kẽm từ chế độ ăn uống bằng cách tác động tiêu cực đến niêm mạc ruột và các cơ chế hấp thu dinh dưỡng. Rượu thúc đẩy quá trình bài tiết kẽm qua thận, làm mất đi kẽm từ cơ thể.
Ngoài ra, những người nghiện rượu giảm hàm lượng thức ăn tiêu thụ dẫn đến thiếu kẽm.
Người ăn chay
Ăn chay là không ăn thực phẩm động vật như thịt, cá. Tuy nhiên, thịt lại là nguồn giàu kẽm. Trong khi các loại thực phẩm thực vật thường ít hơn. Do đó người ăn chay rất có thể bị thiếu kẽm.
Ngoài ra, người ăn chay thường ăn nhiều đậu có chứa phytat liên kết với kẽm. Điều này gây ra ức chế sự hấp thu kẽm.
Trẻ lớn uống sữa mẹ hoàn toàn
Theo các nghiên cứu sữa mẹ cung cấp đủ kẽm 2mg/ngày trong 4 – 6 tháng đầu của trẻ. Tuy nhiên, trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi cần đến 3mg/ngày.
Do đó trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi nên bổ sung thức ăn phù hợp với lứa tuổi hoặc sữa có công thức chứa kẽm. Bổ sung đủ kẽm giúp cải thiện độ tăng trưởng cho trẻ.
Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm như: tăng cân và phát triển chậm. Nó còn giảm khả năng miễn dịch và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Người mắc nhiều bệnh lý
Người bị rối loạn tiêu hóa như: viêm dạ dày tá tràng, bệnh crohn có thể giảm hấp thu kẽm và làm tăng mất kẽm nội sinh chủ yếu ở đường tiêu hóa.
Ngoài ra, có nhiều bệnh liên quan đến thiếu kẽm như: bệnh tiểu đường hay bệnh gan, thận mãn tính và nhiều mệnh mãn tính khác.
Hơn nữa, những người bị suy dinh dưỡng như biếng ăn hoặc người bị thiếu máu hồng cầu hình liền cũng có nguy cơ thiếu kẽm.
Cách bổ sung kẽm hiệu quả
Bổ sung kẽm từ thực phẩm
Thực phẩm giàu kẽm gồm: hạt bí ngô, hạt điều, hạt hướng dương, thịt bò, gà, cá, sò điệp, lạc, đậu nành, và sữa…
Có thể thấy bổ sung kẽm qua thực phẩm có rất nhiều loại. Do đó, bạn hãy lựa chọn thực phẩm phù hợp với cơ thể và kinh tế.
Lưu ý nên sử dụng thực phẩm tươi và có nguồn gốc an toàn để đảm bảo sức khỏe. Với một số không không có nguồn thực phẩm đảm bảo hay không có thời gian chế biến thì có thể bổ sung viên uống.
Viên uống bổ sung kẽm
Các viên uống bổ sung kẽm dành cho người:
- Người gặp các vấn đề về tiêu hóa gây ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng.
- Người gặp nhiều bệnh mãn tính làm giảm hấp thu kẽm.
- Người có công việc bận không có thời gian chủ động thực phẩm.
- Người muốn bổ sung kẽm một cách an toàn.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Nam giới muốn tăng cường sinh lý nhờ kẽm sản sinh testosterone.
Bạn lưu ý là viên uống bổ sung kẽm có rất nhiều loại như: gluconat, sulfat, axetat, picolinate… Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm phù hợp với cơ địa.
Kết lại: kẽm là một khoáng chất quan trọng thiết yếu của cơ thể. Qua bài viết này, HEALTHY CT hi vọng có thể giúp bạn hiểu được 10 dấu hiệu thiếu kẽm và cách bổ sung an toàn mà hiệu quả.
Nguồn tham khảo:
healthline.com
ods.od.nih.gov
Bài viết liên quan:
- #8 Tác dụng của Vitamin C đối với cơ thể
- Top 12 thực phẩm giàu Vitamin C & lưu ý khi sử dụng
- Thiếu vitamin C sẽ bị bệnh gì? Dấu hiệu và cách bổ sung hiệu quả
- Top 7 viên uống Vitamin C được khuyên dùng nhất hiện nay