Vitamin B9 (Axit Folic): Tác dụng, liều lượng và cách bổ sung

Vitamin B9 (Acid Folic) là gì? tác dụng, liều lượng và cách bổ sung

Vitamin B9 (Axit Folic) là một trong 8 loại vitamin B quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc không hiểu vitamin B9 là gì? Trong bài viết này, HEALTHY CT xin chia sẻ với bạn những thông tin cần thiết về vitamin B9 (Axit Folic).

Vitamin B9 là gì?

Vitamin B9 là một chất dinh dưỡng thiết yếu chủ yếu dưới dạng Folate và Axit Folic. Nó cũng là một trong tám loại Vitamin B Complex quan trọng giúp cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng.

Trong đó Axit folic là dạng tổng hợp của vitamin B9. Nó được tìm thấy trong các chất bổ sung và thực phẩm tăng cường. Còn Folate có tự nhiên trong thực phẩm.

Acid Folic đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe tinh thần và cảm xúc bởi:

  • Hỗ trợ sản xuất DNA và các chất di truyền khác để phát triển và phân chia tế bào.
  • Nó kết hợp với vitamin B12 giúp tạo ra các tế bào hồng cầu cũng như giúp sắt hoạt động bình thường trong cơ thể.

Bạn có thể thấy Axit Folic đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể. Vậy ngoài những vài trò trên thì Vitamin B9 có tác dụng gì?

Tác dụng của vitamin B9 với cơ thể

Cả axit folic và folate thuộc Vitamin B9 thường được sử dụng ở các tình trạng giống nhau. Dưới đây là những tác dụng của vitamin B9 với cơ thể.

Phòng ngừa dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh là một trong những công dụng nổi bật của axit folic. Bởi nghiên cứu chỉ ra bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai sẽ giúp ngăn ngừa các bất thường về ống thần kinh ở thai nhi.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có kế hoạch mang thai nên bổ sung từ 400 – 800mcg axit folic mỗi ngày trước 1 tháng. Tiếp tục bổ sung trong 2 – 3 tháng đầu của thai kỳ.

Bạn có thể bổ sung axit folic qua thực phẩm bổ sung. Chẳng hạn như viên uống DHC Acid Folic cho bà bầu.  Đây là sản phẩm hỗ trợ bổ sung axit folic và các vitamin cần thiết hỗ trợ phát triển thai nhi khỏe mạnh.

Tăng cường sức khỏe não bộ

Nồng độ axit folic trong máu thấp có liên quan đến chức năng não kém và tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

Một nghiên cứu 180 người lớn bị suy giảm nhận thức nhẹ bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong 2 năm. Kết quả cho thấy nó giúp cải thiện đáng kể các chỉ số chức năng não và IQ. Ngoài ra, nó còn làm giảm nồng độ protein trong máu liên quan đến sự phát và tiến triển của bệnh Alzheimer.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Các nghiên cứu chỉ ra những người có hàm lượng axit amin homocysteine cao có nguy cơ mắc bệnh mạch vành hơn 1,7 lần và đột quỵ cao hơn 2,5 lần so với những người có mức độ bình thường.

Bổ sung vitamin B9 (axit folic) có thể giúp giảm mức homocysteine. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Ngoài ra, bổ sung vitamin B9 còn giúp giảm huyết áp, cải thiện lưu thông máu và chức năng tim mạch.

Giảm nguy cơ bị trầm cảm

Bổ sung vitamin B9 có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Điều này được cho người bị trầm cảm thường có lượng vitamin B9 trong máu thấp.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc trầm cảm kết hợp với axit folic và methylfolate giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng trầm cảm đáng kể so với người dùng thuốc đơn thuần.

Giảm nguy cơ mắc ung thư

Bổ sung vitamin B9 (axit folic) trong chế độ ăn uống hỗ trợ chống lại sự phát triển của một số dạng ung thư như:

  • Ung thư ruột kết.
  • Ung thư vú.
  • Ung thư cổ tử cung.
  • Ung thư tuyến tụy.
  • Ung thư dạ dày.

Điều này được cho axit folic giữ DNA khỏe mạnh và ngăn ngừa các đột biến có thể dẫn đến ung thư. Do đó bạn cần bổ sung hàm lượng vitamin B9 đầy đủ trong chế độ ăn hằng ngày hỗ trợ sức khỏe chung.

Hỗ trợ bệnh tiểu đường

Bổ sung vitamin B9 có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu. Hơn nữa nó còn giúp giảm đề kháng insulin và tăng cường chức năng tim mạch ở những người bệnh tiểu đường.

Do đó bổ sung vitamin B9 có thể giúp giảm biến chứng của bệnh tiểu đường và tăng cường hệ thần kinh.

Điều trị thiếu Folate

Tình trạng thiếu folate có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Một số thiếu folate có thể nhắc tới như ăn uống không đủ chất, nghiện rượu, mang thai hay hấp thu kém…

Sự thiếu hụt folate có thể dẫn tới thiếu máu nguyên bào khổng lồ, suy giảm tâm thần, chức năng miễn dịch và cả trầm cảm…

Rất may là bổ sung Vitamin B9 hằng ngày giúp điều trị tình trạng thiếu folate hiệu quả.

Dấu hiệu thiếu hụt vitamin B9

Với các tác dụng ở trên bạn có thể thấy Vitamin B9 rất quan trọng đối với cơ thể. Do đó bạn cần bổ sung đầy đủ nhóm vitamin B trong chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe.

Dưới đây là một số dấu hiệu thiếu hụt vitamin B9 bạn cần lưu ý:

  • Mệt mỏi, yếu đuối.
  • Khó thở, tim đập nhanh.
  • Đau đầu, cáu gắt và khó tập trung.
  • Thay đổi màu da, tóc hoặc móng tay.
  • Xuất hiện các vết loét trên lưỡi và bên trong miệng.

Nếu gặp các dấu hiệu này thì có thể bạn đang thiếu vitamin B9 và cần bổ sung ngay.

Cách bổ sung vitamin B9

Chế độ ăn uống đầy đủ có thể là cách bổ sung B9 hiệu quả. Một số thực phẩm giàu vitamin B9 bạn có thể tham khảo gồm:

  • Các loại rau xanh như súp lơ, bông cải xanh..
  • Các loại trái cây như: cam, quýt, chuối, dưa..
  • Các loại thịt như thịt lợn…
  • Các loại đậu hạt, ngũ cốc…

Với người bận rộn và có chế độ ăn thất thường thì nguy cơ thiếu hụt vitamin B9 là rất cao. Lúc này, bổ sung viên uống vitamin B tổng hợp sẽ rất phù hợp. Bởi các viên uống này chứa 8 loại vitamin B phức hợp giúp bổ sung hàm lượng vitamin thiết yếu cho sức khỏe hằng ngày.

Liều lượng khuyến nghị bổ sung vitamin B9

Khuyến nghị hằng ngày về bổ sung vitamin B9 là:

  • Trẻ 0 – 6 tháng: 65mcg.
  • Trẻ 7 – 12 tháng: 80mcg.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: 150mcg.
  • Trẻ 4 – 8 tuổi: 200mcg.
  • Từ 9 – 13 tuổi: 300mcg.
  • Từ 14 – 18 tuổi: 400mcg.
  • Từ 19 tuổi trở lên: 400mcg.
  • Phụ nữ mang thai: 600mcg.
  • Phụ nữ cho con bú: 500mcg.

Bạn có thể xem liều lượng khuyến nghị hằng ngày để bổ sung Vitamin B9 phù hợp.

Lời kết: Vitamin B9 (Axit Folic) đóng rất nhiều vai trò quan trọng với cơ thể. Qua bài biết này, HEALTHY CT hi vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về vitamin B9 cũng như tác dụng của vitamin B9 đối với cơ thể.

Nguồn tham khảo:

medicalnewstoday.com

healthline.com

mountsinai.org

nhs.uk


Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

1
Bạn cần hỗ trợ ?
093.2277.817