Tác dụng của Kẽm đối với cơ thể: Vai trò, lợi ích và cách bổ sung hiệu quả

Tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu và không thể thiếu để duy trì sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết kẽm có tác dụng gì? Hãy cùng HEALTHY CT khám phá 6 tác dụng tuyệt vời của kẽm và tại sao chúng ta cần đảm bảo cung cấp đủ khoáng chất quan trọng này trong chế độ ăn hàng ngày.

6 Tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Kẽm là một khoáng chất vi lượng dồi dào đứng thứ hai trong cơ thể sau sắt và có trong mọi tế bào. Tuy nhiên cơ thể không thể sản xuất kẽm mà cần bổ sung qua thực phẩm giàu kẽm hoặc viên uống bổ sung.

Vai trò của kẽm trong cơ thể có thể kể đến như:

  • Phản ứng enzyme.
  • Tổng hợp protein.
  • Chức năng miễn dịch.
  • Tổng hợp DNA.
  • Làm lành vết thương.
  • Phát triển và phân chia tế bào.

Với các vai trò trên thì kẽm có rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Đứng vị trí đầu tiên trong tác dụng của kẽm đối với cơ thể là tăng cường hệ miễn dịch. Kẽm tham gia vào quá trình phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch như tế bào T và tế bào B. Nó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus…

Kẽm cũng hỗ trợ sự sản sinh, hoạt động của các cytokine và các protein quan trọng trong việc điều hòa phản ứng miễn dịch.

Thiếu kẽm có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật. Bổ sung đủ kẽm thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng có thể cải thiện khả năng miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại các bệnh truyền nhiễm hiệu quả hơn. 

Tăng tốc độ chữa lành vết thương

Kẽm là một khoáng chất quan trọng giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương. Bởi kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp protein và phân chia tế bào.

Khi cơ thể bị tổn thương, kẽm tham gia vào việc sản xuất collagen. Một loại protein cần thiết cho sự tái tạo và phục hồi mô. Ngoài ra, kẽm còn có khả năng kháng viêm, giúp giảm sưng tấy và ngăn ngừa nhiễm trùng tại vết thương.

Thiếu kẽm có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Nó gây ra các biến chứng như vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng.

Bổ sung kẽm có thể hỗ trợ quá trình hồi phục. Đặc biệt là trong trường hợp vết thương nặng hoặc phẫu thuật.

Hỗ trợ chức năng sinh sản

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe tình dục, đặc biệt là ở nam giới. Kẽm tham gia vào quá trình sản xuất testosterone. Đây là hormone quan trọng cho sự phát triển và duy trì chức năng sinh dục nam.

Sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến giảm mức testosterone. Nó gây ra các vấn đề như giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và chất lượng tinh trùng kém.

Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan như viêm tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt.

Ở nữ giới, kẽm cũng quan trọng cho sự cân bằng hormone và sức khỏe sinh sản. Việc bổ sung đủ kẽm đầy đủ giúp cải thiện chức năng tình dục. Cùng với đó là tăng cường khả năng sinh sản và duy trì sức khỏe tình dục toàn diện.

Tác dụng của kẽm giúp giảm mụn

Tác dụng của kẽm đối với cơ thể là giúp giảm mụn trứng cá. Nhờ vào đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và điều tiết bã nhờn của kẽm.

Kẽm giúp kiểm soát quá trình sản xuất dầu trên da. Từ đó giảm nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn. Đặc tính kháng khuẩn của kẽm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes, ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của mụn.

Ngoài ra, kẽm còn có khả năng chống viêm, giúp giảm sưng đỏ và viêm nhiễm ở vùng da bị mụn. Bổ sung kẽm có thể cải thiện tình trạng da và giảm mụn rõ rệt. 

Giảm viêm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm viêm. Nó giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa nhiều bệnh lý.

Kẽm tham gia vào quá trình điều tiết hệ thống miễn dịch, giúp kiểm soát phản ứng viêm của cơ thể. Khi có viêm, kẽm giúp ức chế sản xuất các cytokine gây viêm và giảm sự hoạt động của các tế bào viêm. Từ đó làm giảm sưng tấy và đau đớn.

Đặc tính chống oxy hóa cũng giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do, một trong những nguyên nhân gây viêm.

Thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng viêm mạn tính. Nó góp phần vào sự phát triển của nhiều bệnh như viêm khớp, bệnh tim mạch và các rối loạn tự miễn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuổi tác

Kẽm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tuổi tác như: viêm phổi, thoái hóa điểm vàng… Nhờ kẽm có khả năng chống oxy hóa và hỗ trợ chức năng miễn dịch.

Khi tuổi tác tăng lên, cơ thể dễ bị suy giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, và thoái hóa điểm vàng. Kẽm giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Nó đồng thời cải thiện khả năng chống lại nhiễm trùng và viêm nhiễm.

Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ chức năng thần kinh. Nó giúp duy trì trí nhớ và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. 

Kẽm cũng làm giảm căng thẳng oxy hóa và cải thiện phản ứng miễn dịch. Do nó có thể thúc đẩy hoạt động của tế bào lympho T – Tế bào tiêu diệt vi trùng và vi khuẩn gây hại giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.

Liều lượng khuyến nghị hằng ngày phát huy tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Bổ sung kẽm đầy đủ đặc biệt quan trọng đối với có thể. Đặc biệt là trẻ em vì nó đóng vai trò trong sự phát triển của trẻ.

Dưới đây là liều lượng hằng ngày dựa trên độ tuổi và giới tính.

Tuổi Nam giới Nữ giới Thai kỳ Cho con bú
0–6 tháng 2 mg  2 mg 
7-12 tháng 3 mg 3 mg
1–3 năm 3 mg 3 mg
4–8 năm 5 mg 5 mg
9–13 năm 8 mg 8 mg
14–8 năm 11 mg 9 mg 12 mg 13 mg
19 tuổi trở lên 11 mg 8 mg 11 mg 12 mg

Bạn có thể bổ sung kẽm qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung kẽm hằng ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, bổ sung kẽm quá liều lượng cũng gây một số tác dụng phụ như:

  • Ăn không ngon.
  • Gây ra tiêu chảy, nhức đầu.
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Giảm chức năng miễn dịch.
  • Giảm mức cholesterol HDL tốt.
  • Giảm và cản trở hấp thụ đồng và sắt.

Lời kết: bài viết đã chia sẻ 6 tác dụng của kẽm đối với cơ thể. Qua bài viết này, HEALTHY CT hi vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của kẽm và hàm lượng khuyến nghị hằng ngày.

Nguồn tham khảo:

healthline.com

ods.od.nih.gov


Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1
Bạn cần hỗ trợ ?
093.2277.817