Vitamin B1 là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà tất cả các mô của cơ thể cần thiết để hoạt động. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Vitamin B1 có tác dụng như thế nào? Trong bài viết này, HEALTHY CT xin chia sẻ với bạn Vitamin B1 (Thiamin) là gì? Tác dụng, liều lượng bổ sung với cơ thể.
Nội Dung
Vitamin B1 (Thiamin) là gì?
Vitamin B1 hay (Thiamin) là một trong 8 loại vitamin B complex tan trong nước cần thiết với cơ thể. Vitamin B1 được bổ sung vào cơ thể qua thực phẩm hay viên uống bổ sung vitamin B tổng hợp.
Hầu hết vitamin B1 trong chế độ ăn uống đều ở dạng phosphoryl hóa và các phosphatase trong ruột sẽ thủy phân chúng thành Thiamin tự do trước khi được ấp thụ. Cơ thể có thể dự trữ vitamin B1 chủ yếu ở gan nhưng với một lượng rất nhỏ. Tuy nhiên, vitamin có thời gian bán hủy ngắn vì vậy nó cần được bổ sung hằng ngày qua chế độ ăn uống.
Vitamin B1 đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng. Do đó nó quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển và chức năng của tế bào. Ngoài ra, nó đóng vai trò thiết yếu cho năm loại enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, axit amin và lipid.
Với các vai trò của mình thì Thiamin có rất nhiều lợi ích với cơ thể. Vậy ngoài chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng thì vitamin B1 có tác dụng gì?
Tác dụng của Vitamin B1 với cơ thể
Cơ thể mỗi người cần rất nhiều loại vitamin để hoạt động. Một trong số đó là vitamin B1 giúp thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh. Dưới đây là lợi ích của Thiamin với sức khỏe.
Tăng cường sản xuất năng lượng
Vitamin B1 hỗ trợ tăng cường sản xuất năng lượng cho tế bào cơ thể. Ngoài ra, nó giúp quá trình chuyển hóa này diễn ra nhanh hơn và hỗ trợ các enzyme khác.
Giảm tình trạng của nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là một phản ứng nghiêm trọng có thể gây tử vong nếu mức vitamin B1 thấp. Do đó bổ sung đủ hàm lượng vitamin B1 có thể giảm tác dụng của nhiễm trùng huyết.
Hơn nữa, tác dụng của vitamin B1 còn có thể giảm nguy cơ suy thận thường do nhiễm trùng gây ra.
Tác dụng của vitamin B1 giúp chống trầm cảm
Người bị trầm cảm có thể bổ sung Vitamin B1 cùng với thuốc trầm cảm. Bởi vitamin B1 giúp làm dịu các triệu chứng nhanh hơn và ổn định tâm trạng của bạn. Ngoài ra thiếu vitamin B1 cũng liên quan đến tâm trạng không ổn định.
Hỗ trợ bệnh tiểu đường
Tác dụng của Vitamin B1 có thể hỗ trợ tốt cho bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy lượng đường trong máu cao và lượng insulin được cải thiện sau khi bổ sung đủ Thiamin trong 6 tuần.
Hơn nữa, nó cũng giúp giảm huyết áp cao và các biến chứng ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, khi bổ sung vitamin B1, B12 có thể cải thiện tình trạng đau dây thần kinh ở những người mắc bệnh tiểu đường và có thể giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau.
Hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim
Cơ thể cần Thiamin để sản xuất Acetylcholine. Đây là chất dẫn truyền giữa các dây thần kinh và các cơ, đặc biệt là cơ tim. Nếu không có sự giao tiếp này thì có thể khiến chức năng tim hoạt động không đều.
Bởi vậy, tác dụng của Thiamin có thể tăng cường chức năng tim và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Hỗ trợ chứng bệnh Alzheimer
Theo một nghiên cứu thì sự thiếu hụt vitamin B1 có thể đóng vai trò trong sự phát triển của chứng bệnh Alzheimer. Điều này được cho thiếu thiamin có thể tạo ra stress oxy hóa trong tế bào thần kinh gây mất trí nhớ và thay đổi chuyển hóa glucose. Đây là tất cả các vấn đề gây ra bệnh Alzheimer.
Do đó, bổ sung đủ hàm lượng Thiamin có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc chứng bệnh Alzheimer.
Cải thiện trí nhớ
Vitamin B1 hay còn được gọi là vitamin sức khỏe tinh thần. Bởi bổ sung đủ vitamin B1 có thể giúp cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ. Do đó những người muốn cải thiện trí nhớ thì cần bổ sung vitamin B1.
Bạn có thể thấy Thiamin giúp ngăn ngừa các biến chứng trên hệ thần kinh, não, cơ, tim, dạ dày và ruột. Nó cũng tham gia vào dòng chảy của các chất điện giải vào và ra khỏi các tế bào cơ và thần kinh.
Liều lượng Vitamin B1
Liệu lượng khuyến nghị bổ sung vitamin B1 hằng ngày theo “cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ” là:
Tuổi | Nam Giới | Phụ Nữ | Thai Kỳ | Cho Con Bú |
Trẻ dưới 6 tháng | 0,2 mg | 0,2 mg | ||
7 – 12 tháng | 0,3 mg | 0,3 mg | ||
1 – 3 tuổi | 0,5 mg | 0,5 mg | ||
4 – 8 tuổi | 0,6 mg | 0,6 mg | ||
9 – 13 tuổi | 0,9 mg | 0,9 mg | ||
14 – 18 tuổi | 1,2 mg | 1 mg | 1,4 mg | 1,4 mg |
Trên 18 tuổi | 1,2 mg | 1,1 mg | 1,4 mg | 1,4 mg |
Triệu chứng thiếu hụt Vitamin B1
Với nhiều lợi ích sức khỏe của Thiamin thì thiếu hụt vitamin B1 gây một số các vấn đề như:
- Đau đầu, mệt mỏi, cáu gắt…
- Biếng ăn và sụt cân.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Thay đổi nhịp tim.
- Cảm giác ngứa ran ở tay chân.
Tình trạng thiếu hụt vitamin B1 thường rất hiếm. Nó thường thiếu hoặc giảm ở những nhóm người sau:
- Người nghiện rượu: làm giảm hấp thu Thiamin ở đường tiêu hóa, dự trữ ở gan và quá trình phosphoryl thành Thiamin.
- Người cao tuổi: dễ gây thiếu hụt thiamin do kết quả tự nhiên của quá trình lão hóa.
- Bệnh tiểu đường: có thể dẫn đến thiếu hụt thiamin do sự gia tăng độ nhanh thải của thiamin qua thận. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm.
Với người gặp các triệu chứng trên hay người nghiện rượu… nên bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B1 đóng vai trò quan trọng với cơ thể
Cách bổ sung Vitamin B1
Hầu hết mọi người có thể cung cấp đủ Thiamin qua thực phẩm. Do đó bạn cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin B phổ biến như:
- Các loại rau, trái cây.
- Thịt lợn, thịt bò, thịt gà…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
- Các loại cá như cá hồi, cá ngừ..
Với những người bận rộn không có thời gian và người thiếu hụt cao thì có thể bổ sung Vitamin B1 qua các thực phẩm bổ sung. Một trong các sản phẩm có thể nhắc đến là: Vitamin B Mix DHC hay Blackmores Executive B Stress Formula… Đây là các sản phẩm bổ sung hàm lượng vitamin nhóm B cần thiết duy trì sức khỏe hằng ngày.
Lời kết: tất cả các mô của cơ thể đều cần Vitamin B1 để hoạt động bình thường. Do đó Thiamin rất quan trọng với cơ thể. Qua bài viết này, HEALTHY CT hi vọng có thể giúp bạn hiểu được Vitamin B1 (thiamin) là gì? Cũng như là tác dụng, liều lượng và cách bổ sung.
Nguồn tham khảo:
webmd.com
ods.od.nih.gov
healthline.com
medicalnewstoday.com
Bài viết liên quan:
- Vitamin B2 (Riboflavin) là gì? Vai trò, liều lượng và cách bổ sung
-
Vitamin B9 (Axit Folic): Tác dụng, liều lượng và cách bổ sung